Hội nghị khoa học công nghệ và kỹ thuật
(06/08/2012
-
22/08/2012)
Trong 3 ngày làm việc, các đại biểu đã được nghe 10 báo cáo chuyên đề liên quan đến các lĩnh vực khác nhau của Hàn Quốc như: lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, tôn giáo, chính trị, xã hội, giáo dục, kinh tế, môi trường, và quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc. Báo cáo viên là các nhà nghiên cứu, các giảng viên đã từng nghiên cứu và học tập ở Hàn Quốc đến từ Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Trường đại học Khoa học xã hội & Nhân văn thuộc Đại học quốc gia Hà Nội và Trường đại học Khoa học xã hội & Nhân văn thuộc Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Em sẽ vẫn đợi khoảng khắc ấy .Lặng nghe mùa dịu dàng anh nói. Em sẽ vẫn đợi khoảng khắc ấy .Lặng nghe mùa dịu dàng anh nói Em sẽ vẫn đợi khoảng khắc ấy .Lặng nghe mùa dịu dàng anh nói Em sẽ vẫn đợi khoảng khắc ấy .Lặng nghe mùa dịu dàng anh nói Em sẽ
(05/08/2012
-
28/08/2012)
Trong 3 ngày làm việc, các đại biểu đã được nghe 10 báo cáo chuyên đề liên quan đến các lĩnh vực khác nhau của Hàn Quốc như: lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, tôn giáo, chính trị, xã hội, giáo dục, kinh tế, môi trường, và quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc. Báo cáo viên là các nhà nghiên cứu, các giảng viên đã từng nghiên cứu và học tập ở Hàn Quốc đến từ Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Trường đại học Khoa học xã hội & Nhân văn thuộc Đại học quốc gia Hà Nội và Trường đại học Khoa học xã hội & Nhân văn thuộc Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Quyền con người: tiếp cận liên ngành khoa học xã hội
(30/07/2012
-
01/01/0001)
Mục đích của Hội thảo là tạo diễn đàn cho các nhà khoa học trẻ có cơ hội được trao đổi và học hỏi các kinh nghiệm nghiên cứu ở một lĩnh vực nghiên cứu mới - Quyền con người. Có thể nói với 8 bài tham luận được lựa chọn trình bày các diễn giả trẻ đã thể hiện được khả năng nghiên cứu độc lập và bản lĩnh làm chủ diễn đàn khoa học. Nội dung của các nghiên cứu đều thể hiện tính khái quát cao, đề cập đến nhiều vấn đề đang trở thành mối quan tâm chung của toàn xã hội. Tại Hội thảo GS.TS. Võ Khánh Vinh – Phó chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam – Giám đốc Dự án đã đặc biệt đánh giá cao 04 tham luận sau: 1. “Quan điểm quốc tế và khung phân tích tiếp cận và hưởng dụng quyền học tập dành cho trẻ em từ góc độ quyền con người” (Nguyễn Anh Tuấn, Viện Dân tộc học); 2. “Tác động của ô nhiễm môi trường tới một số quyền con người ở Việt Nam” (ThS. Phạm Thị Trầm, Viện Nghiên cứu Môi trường và Phát triển bền vững); 3. “Bước đầu tìm hiểu quyền được chết trong bối cảnh hiện nay” (Trương Hồng Quang, Viện Khoa học Pháp lý – Bộ Tư pháp); 4. “Tăng quyền cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn từ cách tiếp cận liên ngành giữa công tác xã hội và nghệ thuật kịch (Nghiên cứu tại Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Đăk Lăk; Trung tâm bảo trợ xã hội IV, huyện Ba vì, Hà Nội và Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Hòa Bình)” (Nguyễn Hoài Sơn, Viện Xã hội học). Đây là những tham luận đã tạo ra nhiều ý kiến bình luận sôi nổi tại Hội thảo và được đánh giá là đạt chất lượng khoa học cao.
Báo cáo kết quả nghiên cứu – đánh giá các mô hình biogas ở Việt Nam
(30/07/2012
-
01/01/0001)
Năm 2010, Viện Nghiên cứu Môi trường và phát triển Bền vững (IESD) đã phối hợp với Tổ chức ECT và và Trường Đại học Twente (Hà Lan) thực hiện Chương trình “Nghiên cứu, đánh giá các mô hình khí sinh học quy mô hộ gia đình tại Việt Nam” nhằm góp phần đáp ứng việc xác định các mô hình phù hợp và các điều kiện thực hiện các dự án phổ biến và nhân rộng mô hình biogas, qua đó góp phần tích cực vào việc hỗ trợ nông dân phát triển chăn nuôi bền vững, xử lý an toàn chất thải, tạo khí đốt phục vụ sinh hoạt và bảo vệ môi trường.
Những vấn đề lý luận xã hội học về quyền con người
(30/07/2012
-
01/01/0001)
Tại hội thảo, các bài tham luận và bình luận đã tập trung đề cập đến đối tượng và phương pháp nghiên cứu của xã hội học về quyền con người cũng như những vấn đề xã hội học của các nhóm quyền. Hội thảo đã nhận được nhiều ý kiến thảo luận, đóng góp quý báu của các nhà khoa học.
“Những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản của việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn 2011 - 2020”
(30/07/2012
-
01/01/0001)
Trên cơ sở định hướng nghiên cứu của Ban chủ nhiệm Chương trình, các đại biểu tham dự đã trao đổi, thảo luận về các chủ đề trọng tâm: Quá trình phát triển từ tư tưởng “pháp chế xã hội chủ nghĩa”, “nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật” đến tư tưởng “nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”; Nhà nước pháp quyền và các chức năng kinh tế xã hội - Mối liên hệ giữa nhà nước pháp quyền, kinh tế thị trường và xã hội dân sự ở nước ta; Quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng lập hiến Việt Nam hiện đại; Quyền con người trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; Quyền tiếp cận thông tin, chính sách và pháp luật; Quyền tiếp cận công lý trong nhà nước pháp quyền; Đánh giá những thành tựu và hạn chế trong nhận thức về vị trí, vai trò của Hiến pháp, việc tuân thủ Hiến pháp trong hoạt động của các thiết chế quyền lực ở nước ta; Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công và phối hợp của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp trong cơ chế quyền lực nhà nước; Ý nghĩa của nguyên tắc về tổ chức quyền lực nhà nước trong việc thực hiện và kiểm soát quyền lực ở nước ta; Sự hiện diện, vai trò và đặc điểm của các cơ chế kiểm tra, giám sát và kiểm soát quyền lực nhà nước ở nước ta và các giải pháp hoàn thiện; Đánh giá hoạt động tư pháp từ yêu cầu bảo đảm tính độc lập, vị trí, vai trò xã hội của hoạt động tư pháp ở nước ta; Tư pháp hình sự truyền thống và tư pháp phục hồi - những khả năng chuyển đổi trong điều kiện của Nhà nước pháp quyền Việt Nam; Đánh giá quá trình cải cách tư pháp trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa; Hệ thống pháp luật trước yêu cầu của việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền; Nhà nước pháp quyền và và tính minh bạch trong hoạt động hoạch định chính sách và pháp luật; Vấn đề xây dựng một nền hành pháp vững mạnh; trong sạch, có trách nhiệm; Những cơ chế bảo hộ pháp lý cho công dân theo yêu cầu của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta; Thực trạng của ý thức pháp luật; vai trò thực tế của pháp luật hiện nay trong đời sống xã hội, trong quản lý kinh tế, quản lý nhà nước và xã hội; Mối liên hệ giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền.
Bản sắc văn hoá Hà Nội - những vấn đề rút ra từ một dự án nghiên cứu
(30/07/2012
-
01/01/0001)
Thuyết trình cho vấn đề trên là các chuyên gia đến từ Dự án “Nghiên cứu về những ảnh hưởng của quá trình toàn cầu hoá đối với thủ đô Hà Nội”. Thuyết trình tập trung vào những vấn đề có tầm ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của Thủ đô Hà Nội hiện tại và tương lai như: bản sắc văn hoá Hà Nội, sự tác động đa chiều của toàn cầu hoá đối với bản sắc văn hoá Hà Nội, những yếu tố tích cực, tiêu cực do sự thay đổi của cuộc sống hiện đại đối với văn hoá xưa…
Khoa học xã hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế
(30/07/2012
-
01/01/0001)
Hội nhập quốc tế của khoa học xã hội Việt Nam phải được xem là bộ phận quan trọng của hội nhập khoa học công nghệ trong bối cảnh toàn cầu hoá. Hội nhập không chỉ đơn thuần là hướng ra thế giới bên ngoài mà quan trọng hơn là phải hội nhập để có thể tiếp nhận những gì tinh tuý nhất của thế giới bên ngoài. Mặc dù khoa học xã hội Việt Nam đã có những đóng góp lý luận và thực tiễn đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, song trên thực tế của khoa học xã hội đang có nguy cơ tụt hậu so với quốc tế. Sau 20 năm Đổi mới, tuy có nhiều thành tựu đáng tự hào, song so với chuẩn quốc tế cũng như so với những yêu cầu đất nước đặt ra trước khoa học xã hội, chúng ta đều nhận thấy khoa học xã hội Việt Nam có nhiều bất cập và đang đứng trước nhiều thách thức.