Hội nghị khoa học công nghệ và kỹ thuật (06/08/2012 - 22/08/2012)

Trong 3 ngày làm việc, các đại biểu đã được nghe 10 báo cáo chuyên đề liên quan đến các lĩnh vực khác nhau của Hàn Quốc như: lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, tôn giáo, chính trị, xã hội, giáo dục, kinh tế, môi trường, và quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc. Báo cáo viên là các nhà nghiên cứu, các giảng viên đã từng nghiên cứu và học tập ở Hàn Quốc đến từ Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Trường đại học Khoa học xã hội & Nhân văn thuộc Đại học quốc gia Hà Nội và Trường đại học Khoa học xã hội & Nhân văn thuộc Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

Đạo Tin Lành ở Việt Nam giai đoạn 1976 - 2011 (30/07/2012 - 01/01/0001)

Toạ đàm chia làm 4 phiên. Phiên 1: Khái quát đạo Tin Lành ở Việt Nam từ năm 1976 - 2011. Phiên 2:  Đạo Tin Lành trong các dân tộc thiểu số và tại các địa phương. Phiên 3: Sinh hoạt của đạo Tin Lành. Phiên 4: Đạo Tin Lành trong thế kỉ XXI: trên thế giới và ở Việt Nam.

Phát biểu của Đại diện UNESCO tại Việt Nam tại Hội thảo quốc tế: “Khoa học xã hội và UNESCO với sứ mệnh phát triển bền vững” (30/07/2012 - 01/01/0001)

Dưới đây là toàn văn Bài phát biểu của Bà Katherine Muller-Marin, Đại diện UNESCO tại Việt Nam tại Hội thảo quốc tế: “Khoa học xã hội và UNESCO với sứ mệnh phát triển bền vững”.

Thuyết trình về Văn học đương đại Nhật Bản của nhà văn Masatsugu Ono (30/07/2012 - 01/01/0001)

Masatsugu Ono được biết đến với tư cách là nhà văn, giảng viên đồng thời là một nhà phê bình văn học nổi tiếng của Nhật Bản, sau khi bảo vệ thành công luận văn tiến sĩ tại Đại học Paris VIII ông đã chăm chút cho sự nghiệp văn chương của mình một cách đều đặn trên các lĩnh vực sáng tác, dịch thuật, phê bình và thuyết giảng. Tác phẩm đầu tay ghi dấu sự khởi đầu trong sự nghiệp sáng tác của Ono được xuất bản vào năm 2001 có tên gọi “Mizu ni Umoreru Haka” (tạm dịch là: Những ngôi mộ bị vùi trong nước), đã giúp ông đạt được giải thưởng Asahi New Writer ( giải thưởng Cây bút mới của Asahi). Tác phẩm thứ hai có tên gọi “Nigiyakhana Wan ni Seowatera” (tạm dịch: Trôi trên vịnh) cũng  vinh dự được nhận giải thưởng Mishima Yukio.

Việt Nam – Trung Quốc: Tăng cường hữu nghị, mở rộng hợp tác, cùng nhau phát triển (30/07/2012 - 01/01/0001)

Hội thảo đã tập trung đánh giá và phân tích thành quả quan hệ hai nước 60 năm qua, đặc biệt là quan hệ hợp tác trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá và hợp tác giữa các địa phương của hai nước và đề xuất các giải pháp tăng cường mở rộng quan hệ Việt – Trung trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, văn hoá và quan hệ giữa các tỉnh biên giới hai nước.

Quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga: Lịch sử, hiện trạng và triển vọng (30/07/2012 - 01/01/0001)

Hội thảo đã tập trung phân tích và đánh giá những vấn đề và triển vọng phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam - Liên Xô trước đây và Liên bang Nga ngày nay kể từ khi hai bên thiết lập quan hệ ngoại giao. Đây là mối quan hệ truyền thống, đặc biệt đã được phát triển và củng cố không ngừng trong suốt 60 năm lịch sử.

“Tính phổ biến và tính đặc thù của quyền con người” (30/07/2012 - 01/01/0001)

     Quyền con người là hướng nghiên cứu mang tính tổng hợp, vừa mang tính cơ bản, vừa mang tính cấp bách, thời sự và vừa có ý nghĩa tư tưởng, lý luận và thực tiễn rất quan trọng. Vì lẽ đó, trong hai ngày 16 và 17 tháng 3 năm 2010, Viện Khoa học xã hội Việt Nam đã phối hợp với Chương trình Nhà nước pháp quyền Châu Á tại Singapore (Konrad Adenauer Stiftung Rule of Law Programme Asia) đồng tổ chức hội thảo quốc tế với chủ đề “Tính phổ biến và tính đặc thù của quyền con người”.

“Chính sách, pháp luật về an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay” (30/07/2012 - 01/01/0001)

An sinh xã hội (ASXH) là cụm từ được dùng phổ biến gần đây trong các văn kiện của Đảng, chính sách của Nhà nước, đây là một hình thức bảo trợ mà xã hội (gồm Nhà nước và cộng đồng) dành cho người dân thông qua nhiều biện pháp (bảo hiểm xã hội, cứu trợ xã hội, ưu đãi xã hội) không chỉ giúp các cá nhân tự phòng ngừa mà còn có thể vượt qua những khó khăn gặp phải từ suy giảm nguồn thu nhập, mất việc, ốm đau, thai sản, thương tật và những rủi ro khác.

“Đời sống tôn giáo ở Việt Nam và Trung Quốc” (30/07/2012 - 01/01/0001)

     Phát biểu tại lễ khai mạc Phó chủ tịch Viện KHXH Việt Nam, GS.TS. Võ Khánh Vinh đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nghiên cứu đời sống tôn giáo trong mối tương quan giữa sự phát triển nói chung và tôn giáo nói riêng đối với cả hai nước Việt - Trung, đồng thời GS hy vọng rằng các ý kiến trao đổi của các nhà nghiên cứu và học giả tại Toạ đàm sẽ là cơ sở lý luận để Việt Nam và Trung Quốc triển khai những chính sách tôn giáo phù hợp với sự vận động xã hội tại mỗi quốc gia.

“Chung tay giảm nghèo cho Những cuộc đời trẻ thơ Việt Nam” (30/07/2012 - 01/01/0001)

Ngày 5 tháng 3 năm 2008, Viện Khoa học xã hội Việt Nam và Bộ Phát triển Quốc tế Vương Quốc Anh (DFID) đồng tổ chức hội thảo quốc tế: “Chung tay giảm nghèo cho Những cuộc đời trẻ thơ Việt Nam”.

Nội dung thông báo đang được cập nhật

Quảng cáo