Những khó khăn trong tiến trình hoà bình ở Myanmar

24/07/2017

Hội nghị Panglong thế kỷ 21 lần thứ hai được tổ chức từ ngày 24 – 30/5 tại Trung tâm hoà bình và hoà giải quốc gia ở Naypyitaw là cột mốc lịch sử trong tiến trình kiến tạo hoà bình. Hội nghị đã đạt được sự đồng thuận đối với 37/45 điểm, bao gồm nhiều vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội, đất đai, môi trường… Trong hội nghị này, tất cả các bên liên quan đã tìm kiếm những giải pháp cụ thể và tích cực tham gia vào các cuộc thảo luận và đàm phán. Đặc biệt với Myanmar, quốc gia có nhiều đảng phái lần đầu tiên thể hiện tinh thần đàm phán hợp tác, cầu thị về những lo ngại và lợi ích của nhau. Tuy nhiên, nhiều tổ chức vũ trang sắc tộc (EAOs) trong các cuộc họp của Uỷ ban Đối với thoại Liên minh Hoà Bình liên tục sự tìm kiếm sự công nhận cho quyền bình đẳng, tự quyết và tham gia soạn thảo hiến pháp nhà nước mặc cho mối lo ngại của  chính phủ Myanmar cũng như quân đội Myanmar về vấn đề các tổ chức này đang tìm kiếm quyền tự trị. Đứng trước tình hình đấy, chính phủ đã đưa ra thoả thuận với EAOs rằng nếu những tổ chức này bảo đảm không ly khai thì sẽ chấp nhận yêu cầu về một hệ thống liên bang dân chủ của họ đồng thời hứa sẽ đưa ra giải pháp cho vấn đề này trong những vòng đàm phán tiếp theo nhằm duy trì và thúc đẩy tiến trình hoà bình.

Bên cạnh đó, việc Trung Quốc can dự vào tiến trình hoà bình của Myanmar trong thời gian gần đấy cũng là vấn đề quan trọng. Ở khu vực Đông bắc Myanmar, quân đội quốc gia Myanmar đã đụng độ với vài nhóm EAOs được huấn luyện quân sự và được hỗ trợ hậu cần cũng như vũ khí từ Trung Quốc. Nhìn chung, việc ký Hiệp ước Hoà bình Liên bang Myanmar tại Hội nghị Palong là một thành công lớn cho tiến trình hoà bình và hoà giải dân tộc của Myanmar. Tuy nhiên chính phủ và quân đội quốc gia này vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức lớn ở phía trước đặc biệt là mối quan ngại về việc nhiều cam kết sẽ không được triển khai.


X.T

tổng hợp


Các tin đã đưa ngày:

Nội dung thông báo đang được cập nhật

Quảng cáo