Tham gia tuyển chọn có các giáo sư, tiến sĩ, các nhà nghiên cứu khoa học đến từ Viện Khoa học xã hội Việt Nam; GS.TS. Đỗ Hoài Nam, Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam làm Chủ tịch Hội đồng. Hội đồng đã tuyển chọn được 05 đề tài, đó là:
1. “Mô hình phát triển của các nước Bắc Âu: một số vấn đề về tính phổ biến và tính đặc thù quốc gia” do PGS.TS. Đinh Công Tuấn làm chủ nhiệm đề tài. Đề tài tập trung nghiên cứu mô hình của sự hình thành và phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia này, thực chất của nó về chính trị, kinh tế, xã hội; Những vận động điều chỉnh để phát triển hiện nay là gì? Tính phổ biến và tính đặc thù quốc gia là gì? Những đánh giá của cả thế giới và Những nước đi sau có thể học từ đó những kinh nghiệm thành công và chưa hoàn hảo.
2.”Cộng đồng người Việt Nam ở Liên bang Nga và một số nước Đông Âu” do TS. Trần Thị Kim Dung làm chủ nhiệm đề tài. Đề tài tập trung nghiên cứu về sự hình thành và phát triển của Cộng đồng người Việt ở Nga và một số nước Đông Âu; Phân tích chính sách đối với ngoại kiều của Nga và các nước Đông Âu nói chung và Việt Nam nói riêng; Phân tích thực trạng của Cộng đồng người Việt Nam tại Nga và một số nước Đông Âu hiện nay; Xem xét và đánh giá những điều kiện thuận lợi và khó khăn đối với Cộng đồng người Việt Nam tại một số nước Đông Âu trên các khía cạnh: điều kiện pháp lý, ngành nghề, môi trường hoạt động sự hoà nhập với người bản địa, điều kiện học hành, phát triển của bản thân và con cái…; Xác định rõ vai trò và những đóng góp của Cộng đồng người Việt đối với nước sở tại, đối với Việt Nam trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước với tư cách là cầu nối trong việc tăng cường quan hệ kinh tế - văn hoá, khoa học kỹ thuật giữa Việt Nam với Nga và một số nước Đông Âu.
3. “Nông nghiệp EU sau 5 năm điều chỉnh chính sách” do ThS. Đinh Mạnh Tuấn làm chủ nhiệm đề tài. Đề tài tập trung làm rõ bối cảnh ra đời và phát triển của Chính sách Nông nghiệp chung châu Âu (the Common Agricultural Policy - CAP), phân tích mục tiêu, nguyên tắc, nội dung, những kết quả và những hạn chế của chính sách qua từng giai đoạn; Xem xét thực trạng nền nông nghiệp của các nước EU trước khi thực hiện lần điều chỉnh CAP gần đây nhất vào năm 2003 để từ đó tìm hiểu những nguyên nhân vì sao phải tiến hành lần điều chỉnh này, đồng thời phân tích những nội dung cơ bản nhất của Chương trình cải cách năm 2003; Phân tích những tác động của Chương trình cải cách năm 2003 trên các mặt như kinh tế, xã hội và môi trường đối với các nước EU15, các nước mới gia nhập EU và với các nước khác; Nêu bật những vấn đề của CAP hiện nay và từ đó phân tích những sức ép cả bên trong và bên ngoài đòi hỏi EU phải điều chỉnh CAP, đồng thời phân tích những đề xuất gần đây về phương hướng tiếp tục điều chỉnh CAP; Đề xuất một số gợi ý về chính sách phù hợp với các nguyên tắc của WTO mà Việt Nam có thể tham khảo từ EU trong việc hỗ trợ phát triển ngành nông nghiệp cũng như làm gia tăng sức cạnh tranh của nông sản Việt Nam tại thị trường EU.
4. “Tác động của sự điều chỉnh chính sách cạnh tranh Liên minh Châu Âu đến quan hệ kinh tế - thương mại của EU với các nước đang phát triển” do ThS. Đặng Minh Đức làm chủ nhiệm đề tài. Đề tài tập trung phân tích, đánh giá tổng quan về chính sách cạnh tranh của EU và những điều chỉnh của nó: mục đích, nội dung, lĩnh vực điều chỉnh của chính sách cạnh tranh hiện nay, bối cảnh và quá trình phát triển của chính sách cạnh tranh…; Phân tích những điều chỉnh của chính sách cạnh tranh của EU từ sau năm 2000; Phân tích những khó khăn, tác động đối với các nước thành viên, cơ chế hội nhập của các nước thành viên trong chính sách cạnh tranh, đồng thời phân tích xu hướng phát triển của chính sách cạnh tranh của EU trong thời gian tới; Phân tích những tác động của điều chỉnh tới các nước đang phát triển như vấn đề tranh cãi giữa các nước phát triển (EU và Mỹ) với các nước đang phát triển liên quan đến chính sách cạnh tranh và mở cửa thị trường, tự do hoá thương mại, đặc biệt đánh giá những tác động của việc điều chỉnh chính sách cạnh tranh của EU tới quá trình toàn cầu hoá và trong quan hệ kinh tế - thương mại của EU với các nước đang phát triển; Phân tích và đánh giá những tác động của chính sách cạnh tranh của EU tới quan hệ thương mại giữa Việt nam và Liên minh Châu Âu trong thời gian tới; Đề xuất một số gợi ý cho Việt Nam trong quá trình xây dựng và hoàn thiện chính sách cạnh tranh.
5. “Một số nét cơ bản về diện mạo, đặc trưng và vai trò của văn hóa Châu Âu” do ThS. Trần Thị Phương Hoa làm chủ nhiệm đề tài. Đề tài tập trung làm rõ diện mạo văn hóa, các trào lưu tư tưởng và tinh thần của Châu Âu qua các thời kì lịch sử; Làm rõ diện mạo các vùng văn hóa của Châu Âu; Xác định những nét đặc trưng cơ bản của văn hóa Châu Âu; Xác định rõ vai trò của văn hóa Châu Âu đối với liên kết trong và liên kết ngoài; Những gợi ý nhằm tăng cường quan hệ văn hóa Việt Nam – Châu Âu.
Các đề tài trên được thực hiện trong vòng một năm.
Nguyễn Vũ