Hợp tác và hội nhập ở khu vực Baltic, Đông Nam Á nhìn từ góc độ so sánh

18/04/2019

Đó là chủ đề của Hội thảo quốc tế do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) và Viện Konrad Adenauer Stiftung (CHLB Đức) phối hợp tổ chức ngày 18/4, tại Hà Nội.

Hội thảo có sự tham dự hơn 30 chuyên gia nghiên cứu đến từ các trường đại học, viện nghiên cứu của Đức, Thụy Điển, Nhật Bản, Philippines, Campuchia…

Khu vực Baltic là khu vực biển nội địa lớn, bao quanh là bán đảo Scandinavi, khu vực Trung Âu, Đông Âu và quần đảo Đan Mạch, gồm các nước Thụy Điển, Phần Lan, Nga, Estonia, Latvia, Litva, Balan, Đức và Đan Mạch. Trong khi đó, Đông Nam Á là khu vực chiến lược về kinh tế và chính trị, trên con đường biển giao thương giữa Đông và Tây, nằm ở phía Đông Nam của châu Á, gồm 11 quốc gia, trong đó có 10 quốc gia là thành viên chính thức của Tổ chức ASEAN.

Phát biểu tại Hội thảo, GS.TS Phạm Quang Minh, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cho biết, Hội thảo lần này tập trung bàn về vấn đề an ninh và phi an ninh nhằm đảm bảo cho sự an toàn của khu vực và hội nhập khu vực từ nhiều góc độ khác nhau như: an ninh lương thực, an ninh tiền tệ, an ninh biển đảo biên giới…

Theo GS.TS Phạm Quang Minh, tuy khu vực Baltic có khoảng cách địa lý xa khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng nhưng nhận thấy sự tương đồng nhất định về mặt cơ chế, điều kiện phát triển. Chính vì vậy, chúng ta cần nghiên cứu và so sánh để rút ra những bài học cho sự hợp tác đi lên theo hướng hội nhập kinh tế, giáo dục, xã hội cùng đảm bảo an ninh chung toàn cầu.

 


Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn


Các tin đã đưa ngày:

Nội dung thông báo đang được cập nhật

Quảng cáo