Một số kết quả và kinh nghiệm phát triển văn hóa- nghệ thuật ở Lào khi tham gia Cộng đồng ASEAN

15/09/2016

Một số kết quả và kinh nghiệm phát triển  văn hóa- nghệ thuật ở Lào khi tham gia Cộng đồng ASEAN

Từ sau đổi mới, đặc biệt từ khi Lào gia nhập và trở thành thành viên chính thức của ASEAN vào năm 1997, Bộ Thông tin, Văn hóa vD du lịch Lào nói chung và phân ngành văn hóa nói riêng bắt đầu giữ nhiều trọng trách trong hoạt động và hợp tác ASEAN trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: bảo vệ giữ gìn di sản văn hóa, phát triển điện ảnh sân khấu, mở rộng sáng tác, in ấn, xuất bản.... Trong giai đoạn vừa qua, Lào vừa tích cực tham gia các hoạt động và các đề án khác nhau về văn hóa ASEAN, vừa tích cực trong việc duy trì và phát triển văn hóa nghệ thuật dân tộc.

Việc duy trì và phát triển văn hóa nghệ thuật ở Lào từ sau đổi mới đến nay đã và đang phù hợp với xu thế phát triển văn hóa của khu vực. Đây là động lực quan trọng để Lào có thái độ chủ động trong việc tham gia các hoạt động văn hóa ASEAN, qua đó giới thiệu và quảng bá các giá trị văn hóa của dân tộc đến các nước trong khu vực và trên thế giới. Hiện nay, nhiều giá trị văn hóa truyền thống của Lào được các nước trong khu vực và thế giới biết đến như: Lễ hội té nước (Bun Pỉ Mày), các loại nhạc cụ thuyền thống (Đổn Tỉ Phưn Mương), các điệu múa dân gian (phon Lăm vông) ... Ngoài ra, Lào cũng tìm kiếm được nhiều cơ hội cho các nhà chuyên môn Lào mở rộng sự hợp tác với các nghệ sĩ, diễn viên, nhà chuyên môn của các nước thành viên ASEAN và các nước láng giềng nhằm tiếp nhận những kinh nghiệm và thành công mới của họ, từ đó nâng cao trình độ, năng lực của bản thân.

Bên cạnh một số kết quả đạt được, Lào cũng nhận thức được những hạn chế và khó khăn của mình trong hợp tác ASEAN về văn hóa. Hiện nay, trong khi phần lớn các nước thành viên ASEAN đều có các chuyên gia, các nhà nghiên cứu có kinh nghiệm và có uy tín trên trường quốc tế thì ở Lào, đa số cán bộ chuyên môn đều chưa đạt chuẩn với trình độ tiếng Anh ở mức thấp trong khu vực, do đó có nhiều hạn chế và khó khăn trong việc tham gia các hội thảo trao đổi kinh nghiệm và những thành công trong hoạt động nghiên cứu ở các lĩnh vực khác nhau. Ngoài ra, một số hạ tầng kiến trúc, thiết bị kỹ thuật phục vụ cho hoạt động văn hóa như kỹ thuật sân khấu hay màu sắc, âm thanh, ánh sáng trong nghệ thuật biểu diễn của Lào phần lớn chưa đạt chuẩn, viện bảo tàng, thư viện, dụng cụ lao động văn hóa nghệ thuật .v.v chưa đuổi kịp với sự phát triển của thời đại và chưa đáp ứng được những yêu cầu cần thiết trong việc hợp tác và tham gia các hoạt động của ASEAN. Việc chưa đáp ứng được những yêu cầu quan trọng trong hoạt động văn hóa ASEAN là một khó khăn khiến Lào bị hạn chế trong việc tranh thủ các cơ hội tham gia các đề án hoạt động văn hóa của khu vực, cũng như các hội thảo trao đổi bài học kinh nghiệm về văn hóa của một số nước thành viên ASEAN.

Từ  những kết quả, bài học kinh nghiệm mà Lào đạt được trong việc phát triển văn hóa dân tộc và hợp tác giao lưu văn hóa với các nước ASEAN giai đoạn vừa qua, chúng ta có thể thấy rằng, Lào luôn sẵn sàng và cố gắng trong việc thúc đẩy sự hợp tác giữa các nước thành viên ASEAN để xây dựng Cộng đồng theo quan điểm và khẩu hiệu của ASEAN. Tuy vậy, quá trình giao lưu hội nhập không chỉ mở ra cho Lào nhiều cơ hội phát triển mà còn đặt ra nhiều thách thức, đặc biệt từ sau khi Cộng đồng ASEAN đã trở thành hiện thực và khi tổ chức thực hiện các kế hoạch của Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN sau năm 2015.


L.H


Các tin đã đưa ngày:

Nội dung thông báo đang được cập nhật

Quảng cáo