THỂ LỆ GỬI BÀI ĐĂNG TRÊN TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU ĐÔNG NAM Á

02/03/2021

1. Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á nhận đăng tải các bài nghiên cứu khoa học, các ý kiến trao đổi trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, lịch sử, văn hóa, chính sách đối ngoại, các vấn đề cơ bản và hiện đại của các nước Đông Nam Á và ASEAN. Tạp chí không nhận đăng bài đã công bố trên các ấn phẩm khác. Ban Biên tập sẽ xác nhận việc nhận bài và trao đổi với tác giả sau khi có ý kiến của các chuyên gia thẩm định. Bài không được đăng, Tạp chí không trả lại bản thảo.                       

3. Bài viết phải có cấu trúc rõ ràng. Tiêu đề, Tóm tắt (không quá 300 từ) và Từ khóa (từ 4 đến 5 từ) bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Độ dài của bài viết không quá 6.500 từ và tối thiểu không dưới 4.500 từ. . Các tiểu mục trong bài được đánh số theo cấp: 1; 1.1; 1.2; 2; 2.1; 2.2. Tên tiểu mục cần ngắn gọn, phản ánh nội dung và kết quả nghiên cứu. Tất cả các bảng biểu, hình vẽ, bản đồ phải được đánh số theo thứ tự và ghi nguồn rõ ràng. Các đoạn trích dẫn nguyên văn trong bài để trong dấu ngoặc kép. 

4. Tên người, địa danh, thuật ngữ tiếng nước ngoài được sử dụng trong bài viết phải nhất quán theo một cách phiên âm, nếu là ngôn ngữ la-tinh thì để nguyên dạng; các ngôn ngữ khác để nguyên dạng kèm nội dung dịch tiếng Việt. Chữ viết tắt của các thuật ngữ hoặc tổ chức dùng nhiều lần trong bài cần được viết đầy đủ ở lần sử dụng đầu tiên, ví dụ: quan hệ quốc tế (QHQT), Ngân hàng Thế giới (WB)…

5. Chú thích trong bài viết được đặt ở cuối bài và đánh số thứ tự từ 1, 2, 3. Tài liệu trích dẫn trong chú thích được ghi tương tự tài liệu tham khảo, kèm số trang có đoạn trích dẫn.

6. Tài liệu tham khảo (TLTK) được đặt cuối bài viết, sau phần Chú thích. Tất cả các nguồn trích dẫn phải được đưa vào phần TLTK. Ngược lại, nội dung của TLTK phải được thể hiện trong bài viết. Cách trình bày TLTK như sau:

Đối với TLTK là sách: Tên tác giả (năm xuất bản), tên sách (in nghiêng), nhà xuất bản, nơi xuất bản. Ví dụ:

Nguyễn Văn Á (2015), Hợp tác trong các nước ASEAN, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

Wei, Yehua Denis (2000), Regional Development in China: States, Globalization, and Inequality, London and New York: Routledge.

Đối với TLTK là chương sách hoặc bài viết trong sách: Tên tác giả (năm xuất bản), tên chương sách hoặc bài viết (in nghiêng), trong sách: Tên tác giả, Tên sách (in nghiêng), nhà xuất bản, nơi xuất bản, trang. Ví dụ:

Hà Anh Tuấn (2015), Vai trò của ASEAN trong quản lý tranh chấp ở Biển Đông, trong sách Đặng Đình Quý (Chủ biên), Tìm kiếm giải pháp vì hòa bình và công lý ở Biển Đông, Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội, tr. 43-61.

Đối với TLTK là bài viết trên tạp chí: Tên tác giả (năm xuất bản), “Tên bài viết” (đặt trong ngoặc kép), Tên tạp chí, (in nghiêng), số, tháng xuất bản, trang. Ví dụ:

Dmitry V.Kuznetsov (2016), “China and the Ukrainian Crisis: From ‘Neutrality’ to ‘Support’ for Russia”, China Report, Vol 52, No 2, tháng 5, pp.92-111.

Đối với TLTK là bài viết trên website: Tên tác giả (năm xuất bản), “Tên bài viết” (đặt trong ngoặc kép”, địa chỉ website (in nghiêng), ngày tháng truy cập. Ví dụ:

Nicola Casarini, 2013,  Brussels – Beijing: changing the game?, http://www.iss.europa.eu/uploads/media/Report__14.pdf, truy cập ngày 3/4/2017.

TLTK được xếp theo thứ tự ABC. Đối với tài liệu tiếng Việt, xếp theo thứ tự tên tác giả của người Việt; xếp theo thứ tự chữ cái đầu họ của người nước ngoài (bao gồm cả tên tác giả là tiếng các nước phải được latin hóa), theo chữ cái đầu của tên tài liệu, hãng tin (đối với liệu không có tác giả). Để phân biệt các tác phẩm khác nhau của cùng một tác giả trong cùng năm, sử dụng các chữ cái a, b, c, v.v ...  Ví dụ: (Smith 1995a, 1995b; 2010c).

7. Cuối bài cần ghi rõ họ tên, chức danh khoa học, học vị, tên cơ quan và địa chỉ, điện thoại, email để Tòa soạn tiện liên hệ với tác giả khi cần thiết.

                           


BAN BIÊN TẬP TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU ĐÔNG NAM Á

Viện Nghiên cứu Đông Nam Á


Các tin đã đưa ngày: