28/08/2020
Trong những năm qua, ASEAN luôn dành nhiều quan tâm tới việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Với việc Hiến chương ASEAN được ký kết, cùng với các hợp tác của ASEAN nói chung, hợp tác về nhân quyền được nâng lên một tầm cao mới. ASEAN đã thiết lập 3 thể chế nhằm tăng cường hợp tác nhân quyền trong khu vực. Đầu tiên, việc thành ủy ban liên chính phủ ASEAN về nhân quyền là cơ quan giữ vai trò bao trùm về hợp tác nhân quyền ở khu vực. Các nước sẽ hợp tác hướng tới xây dựng chiến lược chung của khu vực về nhân quyền và dự thảo một Tuyên bố ASEAN về nhân quyền, trong đó phản ánh được các giá trị, truyền thống và đặc thù của ASEAN. Thứ hai, trong khu vực ASEAN, lao động di trú không chỉ đóng vai trò hết sức quan trọng đối với các nước gửi và nhận lao động, mà còn góp phần không nhỏ vào việc xây dựng Cộng đồng ASEAN. Tuy nhiên, lao động di trú trong khu vực ASEAN đã đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng như bị phân biệt đối xử, bị kỳ thị, nhất là đối với lao động nữ. Chính vì vậy, việc thành lập ủy ban thực hiện Tuyên bố ASEAN về bảo vệ và thúc đẩy quyền của người lao động di trú hết sức cần thiết, tạo nên một thiết chế thực tế. Thêm vào đó, phụ nữ và trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương trước những tác động bất lợi trong quá trình phát triển. Vì vậy, Hội nghị cấp cao ASEAN 10 năm 2004 tại Lào đã thành lập ủy ban Thúc đẩy và Bảo vệ quyền phụ nữ, trẻ em.
Phạm Thị Thu Huyền
Số 2 (215), 2018