Tháng 6/2016, tại hội nghị đặc biệt với Trung Quốc tại Côn Minh, những rạn nứt trong ASEAN đã được phơi bày sau khi khối này rút lại bản tuyên bố nhằn vào hành động hung hăng của Trung Quốc để khẳng định các tuyên bố chủ quyền của nước này ở các tuyến hàng hải chiến lược. Nguy cơ lần này thậm chí còn ở mức cao hơn trong bối cảnh Tòa Trọng tài ở The Hague ra phán quyết có lợi cho Phillippines trong vụ kiện chống lại các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Dường như thế giới đang theo dõi xem các Ngoại trưởng ASEAN có thể đưa ra tiếng nói chung về tầm quan trọng của việc tôn trọng phán quyết của Tòa và tuân thủ trật tự quốc tế hay không. Campuchia được ghi nhận là “thủ phạm chính” ngăn cản sự đồng thuận của ASEAN về vấn đề này. Khi quốc gia này giữ chức Chủ tịch ASEAN năm 2012, Campuchia đã bác bỏ đề cập vấn đề Biển Đông trong tuyên bố chung của các Ngoại trưởng ASEAN khiến cho ASEAN phải chịu nỗi xấu hổ lơn nhất khi lần đầu tiên trong lịch sử không đưa ra một tuyên bố chung. Lịch sử dường như đang được lặp lại tại Hội nghị Bộ trưởng ASEAN lần thứ 49 vừa diễn ra tại Lào khi ASEAN đã không thống nhất đưa ra được tuyên bố chung có đề cập đến quyết định của PCA. Campuchia cũng là quốc gia duy nhất phản đối việc đưa vụ phán quyết vào tuyên bố.
Để tự cứu chính mình, ASEAN cần giải quyết tác động kém hiệu quả của cơ chế đưa ra quyết định dựa trên đồng thuận. Việc thể chế hóa nguyên tắc “ASEAN - X” trong các vấn đề chính trị sẽ thúc đẩy tính hiệu quả và cơ chế ra quyết định của ASEAN.
X.T (tổng hợp)