Có thể nói rằng Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN ) là một tổ chức tuân thủ các quy tắc và đặc biệt là các quy tắc quốc tế. Các tuyên bố của ASEAN liên quan đến cuộc tranh chấp ở Biển Đông chủ trương đàm phán hòa bình phù hợp với quy định của pháp luật và bác bỏ sử dụng vũ lực. Sau phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) tại La Hay, Thái Lan là nước đầu tiên đưa ra quan điểm về kết luận của Tòa. Chính phủ nước này đã phát đi một tuyên bố bao quát bao gồm các nội dung mà ASEAN đã nhất trí, đặc biệt tôn trọng các quy tắc, pháp luật quốc tế, tránh sử dụng vũ lực và sự cần thiết phải kiềm chế. Trong khi đó, Singapore và Malaysia đã đưa ra các quan điểm mạnh mẽ hơn trong tuyên bố riêng của mình. Tuyên bố của Myanmar thể hiện quan điểm đầu tiên của chính phủ mới lên nắm quyền về vấn đề nhạy cảm của khu vực này.
Trung Quốc khẳng định sẽ không công nhận phán quyết của PCA và nhắc lại quan điểm của nước này đòi giải quyết các tranh chấp trên biển thông qua đàm phán song phương. Hiện tại Bắc Kinh vẫn chưa cảm thấy áp lực nặng nề từ khu vực cũng như thế giới. Sau khi có phán quyết của PCA, các bên liên quan phải dừng lại một chút trước khi hành động, suy xét các tác động của các bên xem ảnh hưởng đến quan hệ ASEAN – Trung Quốc. Sự đoàn kết của ASEAN ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Ngay cả khi tuyên bố riêng của các thành viên trong tổ chức có bất đồng về một số điểm nhưng vẫn phải có sự kiên trì trong chính sách của ASEAN ưu tiên cho hòa bình hoặc cần có một giải pháp an toàn cho cuộc tranh chấp là cần thiết trước khi căng thẳng lan ra ngoài khu vực.
X.T (tổng hợp)