Gốc rễ của những bất hòa tiền ẩn giữa Bắc Kinh và Naypyidaw nảy sinh từ các hoạt động đầu tư của Trung Quốc tại các khu vực biên giới Đông Bắc. Nơi đây đã trở thành các căn cứ quyền lực cho vô số những hoạt động kinh doanh hợp pháp cũng như bất hợp pháp, thậm chí các dự án thủy điện và khai thác mỏ đã làm cho nhân dân sinh sống nơi đây bất bình trước sự xâm lấn và thái độ coi thường của các tập đoàn Trung Quốc. Đứng trước tình hình này, chính quyền Myanmar phải hủy bỏ nhiều dự án khai thác mỏ, xây dựng đập thủy điện và nhượng bộ trước lời kêu gọi mở cửa chính trị của Washington - động thái đầu tiên để đẩy lùi những sức ép của Trung Quốc.
Để xoa dịu sự bất bình của người dân Myanmar đối với hai đường ống huyết mạch mới dẫn đầu và khí đốt Bắc Kinh đã cam kết tài trợ 53 tỷ USD cho chính phủ Myanmar trong vòng 30 năm. Trong đó, những dự án giáo dục ở những nơi bị chiến đóng bởi các phe phái vũ trang có quan hệ với Trung Quốc và chống lại quân đội Myanmar được đầu tư 25 triệu USD.
Tháng 4/2016, Bộ Chính trị Trung Quốc đã cử Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị - quan chức cấp cao nước ngoài đầu tiên tới thăm chính quyền mới ở Naypyidaw và hứa hẹn Trung Quốc sẽ hỗ trợ Myanmar phát triển cơ sở hạ tầng. Bắc Kinh hy vọng bà Aung San Suu Kyi có thể giúp làm giảm bớt những ác cảm chống Trung Quốc ở Myanmar vì những mối ác cảm này vẫn tồn tại dai dẳng ở những khu vực có các công trình lớn được Trung Quốc đầu tư, bất chấp những nỗ lực của Bắc Kinh trong suốt 5 năm qua.
X.T (tổng hợp)