Thái Lan không hề xa lạ với kiểu hành động bạo lực có chủ ý và có tổ chức như đánh bom cộng với tình trạng bất ổn kéo dài tại ba tỉnh phía Nam là Yala, Pattani và Narathiwat. Các tổ chức khủng bố bên ngoài như tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) và những nhóm khác không thể xâm nhập vào lực lượng nổi dậy hồi giáo của Thái Lan nên những tổ chức trên khó có thể là “tác giả” của những vụ đánh bom mới nhất.
Một trong những yếu tố tác động đến những vụ đánh bom vừa qua là thời điểm và mục tiêu lựa chọn để tấn công. Bạo lực đã nổ ra chỉ một tuần ngay sau khi bản hiến pháp do quân đội soạn ra để trao nhiều quyền lực và chức năng của Thượng viện gồm 250 thành viên được quốc gia này thông qua. Với tỷ lệ người đi bỏ phiếu 59% và tỷ lệ đồng ý là 61%, đi cùng với đó là sự chấp nhận để Thượng viện tham gia cùng Hạ viện dân cử trong việc lựa chọn Thủ tướng tương lai và cuộc trưng cầu ý dân về dự thảo Hiến pháp mới đã thiết lập định hướng chính trị cho Thái Lan trong nhiều năm tới.
Du lịch là mạch máu của nền kinh tế của Thái Lan. Các khu du lịch cũng đang đứng trước cảnh báo có thể trở thành mục tiêu khủng bố bao gồm các khu nổi tiếng như Phuket và Hua Hin nằm trong những khu vực phía nam đã bỏ phiếu chấp thuận bản dự thảo Hiến pháp ủng hộ chính quyền quân sự. Những kẻ khủng bố tấn công với mục đích giảm uy tín của quân đội và gây thiệt hại cho nền kinh tế của Thái Lan dưới sứ điều hành của chính quyền hiện tại.
Chính trường Thái Lan dưới sự lãnh đạo của Hội đồng hòa bình và trật tự quốc gia (NCPO) đang dịch chuyển sau hơn hai năm ổn định. Loạt vụ đánh bom này và các chiến dịch đốt phá tại các tỉnh miền nam Thái Lan báo hiệu nhiều nguy cơ biến động và bạo lực của quốc gia đang cần sự thỏa hiệp này. Chính quyền quan sự sẽ nỗ lực để không ảnh hưởng đến lợi thế có được sau cuộc trưng cầu ý dân. Bất chấp bản Hiến pháp gây tranh cãi, các cử tri Thái Lan đã quyết định nền chính trị của quốc gia diến biến như nào trong thời gian tới.
X.T
tổng hợp