Thời gian gần đây, ASEAN và Trung Quốc đã thống nhất được một sốđiểm trong đó có việc ủng hộ các nguyên tắc chỉ đạo đối với việc sử dụng đường dây nóng trong các tình huống khẩn cấp, một tuyên bố chung về việc áp dụng Bộ quy tắc ứng xử trong các cuộc va chạm bất ngờ trên biển (CUES), hoàn thiện khung dự thảo của Bộ quy tắc ứng xử tại Biển Đông (COC) vào giữa năm 2017. Bên cạnh đó, cần phải có sự đánh giá đối với những bước tiến được coi là “đột phá” trong quan hệ hai bên, cụ thể là:
Hành động của Trung Quốc trong vài năm qua cho thấy cần phải thận trọng hơn khi cho rằng quan hệ hai bên đã có những bước đột phá thực sự. Trung Quốc từng tuyên bố rằng quan hệ ASEAN-Trung Quốc đã có những bước tiến nhưng trên thực tế, Bắc Kinh có những hành động thực sự gây căng thẳng ở khu vực nhưtiến hành cải tạo bồi đắp trên các thực thể mà nước này chiếm đóng trái phép của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, hạ đặt giàn khoan trong khu vực kinh tế đặc quyền và thềm lục địa của Việt Nam…
Từ sau phán quyết của Toà Trọng tài, Trung Quốc một mặt tuyên bố không tuân thủ phán quyết, mặt khác thuyết phục cộng đồng quốc tế rằng không cần có sự can thiệp từ phía bên ngoài như Mỹ, họ vẫn có thể giải quyết tranh cấp ở khu vực. Tại Hội nghị ASEAN – Trung Quốc vừa qua, không có thêm được tiến bộ mới nào giữa hai bên. Những điểm hai bên đạt được trong tuyên bố 2016 cũng đã được tuyên bố chính thức từ năm 2015 và được nhắc lại trong Tuyên bố của ASEAN vài tháng qua. Ngoài ra, vẫn chưa rõ là những cam kết có được Trung Quốc thực hiện nghiêm túc hay không .
X.T
Tổng hợp