Tình hình Myanmar sau bầu cử 2015

24/07/2017

Sau gần ba thập kỷ, khi đã trở thành nhà lãnh đạo của Chính phủ, bà Suu Kyi đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nan giải. Hiện nay, bà đang bị chỉ trích công khai cả trong lẫn ngoài nước bởi hàng loạt vấn đề từ kinh tế bị trì trệ tới vi phạm nhân quyền. Mặc dù bà Suu Kyi chú trọng và ưu tiên các cuộc đàm phán hoà bình nhưng tình hình đất nước đang trong tình trạng bất ổn bởi các cuộc xung đột nổ ra nhiều khu vực. Hơn 100.000 người phải rời bỏ nhà cửa bởi các trận đánh diễn ra giữa lực lượng quân đội quốc gia với các nhóm sắc tộc có vũ trang ở bang Kachin phía Bắc và bang Shan phía Đông Bắc.

Bên cạnh đó, bà Suu Kyi cũng phải đối mặt trước các lời chỉ trích từ cộng đồng quốc tế về các vụ bạo lực do lực lượng an ninh nhà nước gây ra. Trong khi đó, đầu tư nước ngoài đi xuống kể từ khi bà lên nắm quyền. Nền kinh tế gần như đi chệch hướng cho dù đã có dự đoán sẽ có sự khởi sắc sau cuộc bầu cử. Tự do báo chí giờ lại bị chỉ trích vì không ít phóng viên bị bắt giam do bình luận chỉ trích giới quân sự cũng như các thành viên cao cấp đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà. Đứng trước tình hình này,  câu hỏi được đặt ra là liệu bà Suu Kyi có bao nhiêu quyền lực để đối đầu với giới quân sự và thực thi một trật tự dân chủ hơn?

Hiến pháp Myanmar do giới quân sự soạn thảo và được thông qua sau cuộc trưng cầu dân ý tháng 5/2008. Theo Hiến pháp quân đội được bổ nhiệm các Bộ trưởng Quốc phòng, Nội vụ và Biên giới. Bộ Nội vụ phụ trách cảnh sát và dân chính ở tất cả các cấp, làng xã tới cấp trung ương. Đại biểu dân bầu phần lớn nắm gữa các vị trí không có thực quyền. Nhiều người đang rất lo ngại trước việc bà Suu Kyi không có hành động để thúc đẩy một hệ thống dân chủ hơn. Tuy nhiên cơ hội đó dường như đóng lại rất nhanh bởi động thái duy nhất để giữ quyền lực với giới quân sự mà bà Suu Kyi thực hiện là bổ nhiệm ông Thaung Tun làm cố vấn an ninh cho chính phủ vào hồi tháng 1/2017 mặc dù vấp phải sự phản đối gay gắt từ ông Ye Htut, cựu Bộ trưởng Thông tin dưới thời chế độ cũ được phe quân sự hậu thuẫn. Ngoài ra, có nhiều người cho rằng  nếu bà Suu Kyi không có hành động quyết liệt hơn thi sau cuộc bầu cử 2020 Myanmar vẫn sẽ tiếp tục trở thành một quốc gia do phe quân sự điều hành.


X.T

tổng hợp


Các tin đã đưa ngày: