Những vấn đề về tự do và công bằng trong tổng tuyển cử Myanmar sắp tới

03/11/2015

Những vấn đề về tự do và công bằng trong tổng tuyển cử Myanmar sắp tới

Các cuộc tổng tuyển cử của Myanmar trong suốt 25 năm qua luôn luôn được coi là tự do và công bằng. Tuy nhiên, nhiều công dân Myanmar đang sinh sống và làm việc tại nước ngoài thì lại không có cơ hội tham gia vào cuộc bầu cử sẽ diễn ra vào ngày 8/11 tới đây. Những thiếu sót trong danh sách cử tri đủ tư cách và việc chính quyền hủy bỏ các điểm bầu cử ở những khu vực bị ảnh hưởng bởi bạo lực sắc tộc càng làm giảm uy tín của sự kiện mang tính lịch sử này. Tổng tuyển cử ngày 8/11 là cột mốc vô cùng quan trọng đánh dấu một quốc gia từng bị cô lập tiến hành cải cách dưới sự lãnh đạo của chính quyền bán dân sự, được giới tướng lĩnh quân đội chuyển giao quyền lực từ năm 2011. Có nhiều ý kiến cho rằng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) đối lập có nhiều khả năng sẽ đánh bại đảng Đoàn kết và Phát triển Liên Bang (USDP) cầm quyền.

Ủy ban Bầu cử Liên bang (UEC) thông báo tổng tuyển cử dự kiến vào ngày 8/11 tới ở nước này sẽ không được tiến hành ở một số khu vực nhạy cảm, được cho là những nơi không thể tổ chức bầu cử một cách tự do và công bằng và những nơi không thể hoàn tất công tác tổ chức. Trong số này, UEC đã chỉ định tổng cộng 1.163 đơn vị bầu cử trên cả nước, trong đó có 330 đơn vị bầu cử trong cuộc bầu cử Hạ Viện liên bang, 168 đơn vị trong cuộc bầu cử Thượng viện liên bang và 636 đơn vị trong cuộc bầu cử nghị viện khu vực. Hàng ngàn người dân tại các khu vực bị ảnh hưởng bởi thiên tai sẽ không được tham gia bỏ phiếu, song đây chỉ là con số rất nhỏ trong số người bị tước tư cách cử tri. Người phát ngôn UEC thừa nhận vẫn còn tồn đọng rất nhiều vấn đề trong công tác tổ chức và nỗ lực để giải quyết các vấn đề. HRW ước tính khoảng 800.000 người, đa phần là Hồi giáo Rohingya không được đi bầu cử. Bên cạnh đó, còn có 100.000 – 500.000 người khác đang sinh sống tại các khu vực biệt lập hoặc sinh sống tại các khu ổ chuộc cũng không có quyền bầu cử. Hàng chục ngàn người rời bỏ nhà cửa, sống phiêu bạt ở nhiều nơi trên dất nước cũng như 111.000 người tụ nạn trong 9 khu trại dọc biên giới Thái Lan – Myanmar cũng nằm trong danh sách này. Tổ chức theo dõi nhân quyền (HRW) còn công bố khoảng 3 triệu lao động nhập cư ở các nước ASEAN cũng không có tư cách cử tri.

Đại diện UEC cho biết không có kế hoạch tổ chức bầu cử nào ở các khu vực bị ảnh hưởng bởi bạo lực sắc tộc, không có đủ thời gian để hoàn thành danh sách cử tri và công tác chuẩn bị đầy đủ. Trong khi đó, các đảng đối lập và nhiều tổ chức giám sát bầu cử trên cả nước cho rằng công tác chuẩn bị còn nhiều thiếu sót. Chủ tịch đảng Dân chủ Dân tộc bang Shan Sai Aik Paung tuyên bố: “Cuộc bầu cử khó có thể diễn ra một cách tự do và công bằng bởi danh sách cử tri không minh bạch và đầy đủ. Đây là một sai lầm lớn”.


X.T

tổng hợp


Các tin đã đưa ngày: