Do nằm ở vị trí trung tâm trong tiểu vùng sông Mê Công nên Lào đóng vai trò quan trọng trọng việc kết nối các hành lang kinh tế tại GMS. Theo đó, Lào tham gia đầy đủ các hành lang bao gồm Hành lang kinh tế Bắc-Nam (NSEC), hành lang kinh tế Đông-Tây, Hành lang kinh tế phía Nam.
Hành lang kinh tế Bắc-Nam (NSEC) có vai trò hỗ trợ tỉnh Vân Nam và Bắc Lào tiếp cận được với các cảng biển quan trọng. Hành lang này còn giúp kết nối với mạng lưới đường hiện tại từ Singapore qua Malaysia đến Chiang Rai nối với Côn Minh và Bắc Kinh. Hành lang này gần như hoàn chỉnh, ngoại trừ một số kết nối giao thông giữa Lào và Thái Lan.
Hành lang kinh tế Đông-Tây (EWEC) chạy từ cảng Đà Nẵng của Việt Nam qua Lào, Thái Lan và đến cảng Mawlamyine của Myanamar. EWEC trải dài 1.320 km như một tuyến đường bộ liên tục kết nối Ấn Độ Dương và Biển Đông. EWEC giao hành lang kinh tế Bắc-Nam tại các tỉnh Tak và Phitsanulok ở Thái Lan. EWEC kết nối các nút thương mại quan trọng trong mỗi quốc gia thành viên bao gồm: Savannakhet-Dansavanh tại Lào. Hiện nay, EWEC đã thông suốt đầu năm 2007 chạy ngang Tiểu vùng từ cảng Đà Nẵng, Việt Nam dọc quốc lộ 9 qua Lào và Thái Lan tới Myanmar và là hành lang đi vào hoạt động đầu tiên trong tiểu vùng Mê Công
Hành lang kinh tế phía Nam (SEC) có vai trò kết nối các thị trấn và thành phố lớn ở phần phía nam của sông Mê Công, bao gồm các hành lang phụ và hành lang liên kết. Các hành lang liên kết Sihanoukville-Phnom Penh-Kratie-Stung Treng (Cambodia)-Dong Kralor (Tra Pang Kriel) -Pakse-Savannakhet (Lào) nối ba tiểu hành lang SEC với hành lang kinh tế Đông-Tây
H.P